Heading là gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng thẻ Heading

Thẻ Heading là một nhân tố quan trọng trong việc tối ưu hóa Onpage. Việc sử dụng các thẻ Heading một cách hợp lý thì không phải ai cũng đều biết sử dụng.

Sau đây tôi sẽ giải thích cho các bạn hiểu Heading là gì và các hướng dẫn cơ bản cho các bạn đặt các thẻ Heading một cách hợp lý nhất trong SEO để trang web của bạn được tối ưu và thân thiện với công cụ tìm kiếm Google.

Định nghĩa thẻ Heading

Heading là gì?
Heading là gì?

Thẻ Heading của website được coi chính là tên, ý chính hay luận điểm của một bài viết hoặc thậm chí là của một đoạn văn trong bài viết đó. Có 6 loại thẻ heading trong SEO, bao gồm 6 thẻ heading (thẻ H) từ 1 đến 6: H1, H2, H3, H4, H5, H6, cùng với độ ưu tiên và tầm quan trọng của thẻ heading giảm dần .

Mỗi trang web chỉ nên có duy nhất một thẻ H1, với độ ưu tiên được đánh giá cao nhất trên trang, phản ánh nội dung chính của trang. Bởi mỗi bài viết sẽ chỉ đem đến cho người đọc và Google bot về 1 vấn đề, tương đương với 1 thẻ H1. Do vậy nếu bạn phải giải quyết 2 vấn đề khác nhau, hãy tách nội dung đó và viết thành 2 bài viết khác nhau.

Các thẻ H2 sẽ bổ sung ý nghĩa cho H1, tương tự H3 bổ sung cho H2 và các thẻ còn lại sẽ thêm các thông tin khác có liên quan hoặc ít liên quan đến nội dung website. Hiện nay, 3 thẻ Heading quan trọng và được sử dụng nhiều nhất là H1, H2, H3. Đây cũng là 3 thẻ được sử dụng nhiều trong việc tối ưu Website và để nhấn mạnh nội dung của chính chủ đề được nói đến.

ĐỌC THÊM:

Vai trò của Heading trong content SEO

Khi bạn sử dụng thẻ Heading, thẻ h1 sẽ dành cho tiêu đề và nó có định dạng to nhất, nổi bật nhất, tiếp theo là đến h2 rồi h3.

Công dụng thứ nhất, đối với người dùng, bằng việc sử dụng thẻ Heading đúng cách bạn sẽ gia tăng trải nghiệm của người dùng trên website.

Người dùng truy cập vào trang web của bạn và nhìn thấy những nội dung được sắp xếp với các thẻ đề mục rõ ràng, ý chính nổi bật. Họ dễ dàng xác định được nội dung này là cần thiết hay không, cũng như tiếp thu thông tin trên trang của bạn dễ dàng hơn.

Đó là đối với người dùng, còn với Google Spider, một khi bạn sử dụng thẻ Heading đúng cách, bạn đã giúp các robot tìm kiếm duyệt qua dữ liệu và xác định được một cách rõ ràng về cấu trúc nội dung trên trang của bạn. Mặc dù còn cần rất nhiều thuật toán khác để xác định được nội dung, cấu trúc dữ liệu, có phù hợp người dùng không. Nhưng, thẻ Heading chính là tín hiệu ưu tiên để Google nhận định và index đúng cấu trúc nội dung website của bạn.

Cách sử dụng thẻ Heading hợp lý trong SEO

Thẻ H1 là 1 thẻ duy nhất, và là thẻ mạnh nhất có tác dụng khái quát nội dung toàn trang, và được công cụ tìm kiếm quan tâm khi quét trang của bạn.

Về vị trí, thẻ H1 phải đặt ở đầu trang hay đầu bài viết, còn các thẻ h2, h3 có thể đặt tùy ý trong bài viết, và không nên trùng lặp nội dung của các thẻ này, chúng ta nên đa dạng các thẻ heading nhưng phải chứa cụm từ khóa chính trong đó.

Các thẻ h2 đến h6 thì có thể sử dụng nhiều lần, nhưng nên sử dụng tối đa là 3 đối với thẻ h2, và 7 đối với thẻ h3, và 16 đối với thẻ h4. Thông thường chỉ sử dụng đến cấp độ thẻ h4 trong bài page hay bất cứ 1 bài viết nào. Và cũng tùy thuộc vào nội dung dài hay ngắn mà nên cân nhắc bổ sung các thẻ này.

Các thẻ heading nên chứa từ khóa cần SEO và sử dụng font chữ, định dạng hợp lý sao cho phù hợp về mặt thẩm mỹ.

Ngoài việc sử dụng các thẻ heading thì các bạn cũng nên sử dụng các anchor text, tô đậm, gạch chân các từ khóa chính kết hợp để bài viết chuẩn SEO và thân thiện với công cụ tìm kiếm.

Cách kiểm tra thẻ Heading trong 1 trang web

Việc kiểm tra xem thẻ heading của một trang có hiệu quả không rất quan trọng đối với các SEOer và quản trị website. Không những là vì tạo thẻ heading là một khâu quan trọng trong quá trình tối ưu Onpage, mà còn vì việc kiểm tra heading cũng giúp các SEOer đánh giá được hiệu quả của công việc SEO. Hiện nay có rất nhiều công cụ giúp giải quyết vấn đề này, một trong số đó là Web Developer.

Web Developer : đây là một phần mềm được sử dụng rất rộng rãi và được biết tới nhiều nhất, một công cụ quan trọng của bất kỳ một người lập trình website nào, Web developer hỗ trợ trực quan cho nhà phát triển web, chúng có rất nhiều tính năng như show thẻ heading, alt ảnh, nó còn cung cấp cho bạn thông tin, source của web, thậm chí tắt javascript, kích thước website, resize theo các kích cỡ màn hình khác nhau….

  • Cài đặt Web Developer với Firefox : Web Developer – Nhận tiện ích mở rộng này cho 🦊 Firefox (vi)
  • Cài đặt Web Developer với Chrome: Web Developer Tools
  • Sau đó mở 1 trang web cần kiểm tra
  • Tiếp đế bạn nhấn vào Outline -> Tích chuột vào 2 phần
  • Outline Heading
  • Show Element Tag Names
Cách kiểm tra thẻ Heading trong 1 trang web
Cách kiểm tra thẻ Heading trong 1 trang web

Đây là kết quả

Việc kiểm tra xem thẻ heading của một trang có hiệu quả không rất quan trọng đối với các SEOer và quản trị website.
Việc kiểm tra xem thẻ heading của một trang có hiệu quả không rất quan trọng đối với các SEOer và quản trị website.

Các lỗi thường gặp khi viết thẻ Heading

Những người mới vào nghề viết content thường hay gặp một số lỗi khi viết thẻ Heading. Một số lỗi thường gặp như là

Lỗi văn phong, chính tả

  • Lỗi chính tả
  • Văn phong lủng củng

Lỗi định dạng, cú pháp

  • Thụt vào đầu dòng
  • Dính HTML (định dạng bài viết)
  • Không định dạng Heading
  • Đánh chỉ mục bị thụt vào bên trong
  • Font chữ cùng Size
  • Không cách dòng (line – height)
  • Căn lề văn bản
  • List danh sách bằng dấu trừ

Kết luận

Thẻ Heading chính là tên gọi, ý chính hay luận điểm của một trang web hoặc một đoạn văn trên trang đó. Việc tối ưu thẻ Heading hiệu quả cũng là một khâu quan trọng trong việc tối ưu Onpage. Vì vậy các SEOer cần chú trọng trong việc sử dụng thẻ Heading để đạt được kết quả tốt nhất.
THAM KHẢO THÊM:

Rate this post

Bài viết liên quan: