Hosting là gì? Nên sử dụng loại Hosting nào?

Hosting là gì? Thuật ngữ liên quan về hosting, tầm quan trọng của hosting như thế nào? Có những loại hosting nào? Hosting hoạt động như thế nào? Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho các câu hỏi trên qua bài viết này.

Hosting là gì?

Hosting là gì?
Hosting là gì?

Hosting hay còn gọi là web hosting, là không gian lưu trữ được chia nhỏ trên một máy chủ từ đó giúp cho người dùng có thể chia sẻ, lưu trữ dữ liệu trực tuyến thông qua mạng internet.

Web Hosting hoạt động trên nguyên lý cho phép lưu trữ các tập tin dữ liệu từ các website, được kết nối với hệ thống internet toàn cầu. Khi người dùng truy cập vào website bằng cách sử dụng tên miền thì hệ thống internet sẽ kết nối với máy chủ có chứa website của bạn. Sau đó sẽ chuyển mọi thông tin trên trang web đó trở lại máy tính của bạn.

Những yêu cầu và tính năng cần thiết của hosting

Tốc độ

Tốc độ tải trang (load trang) là khoảng thời gian được tính từ khi người sử dụng internet bắt đầu truy cập vào trang web đến khi nội dung trang web được tải hoàn toàn. Để tốc độ tải trang đạt mức lý tưởng từ 3-5 giây, máy chủ dịch vụ web phải có cấu hình đủ lớn để xử lý thông suốt, đáp ứng đủ nhu cầu truy cập lớn cùng một lúc.

Dung lượng

Dung lượng hosting chính là dung lượng lưu trữ – khoảng không gian trong ổ cứng máy chủ mà bạn được sử dụng để lưu trữ dữ liệu của mình. Trang web có dữ liệu càng nhiều thì dung lượng hosting càng phải lớn.

Băng thông

Băng thông của một hosting chính là lượng dữ liệu trao đổi giữa trang web với người dùng internet trong 1 tháng.

Khả năng chịu tải

Khả năng chịu tải của hosting là khả năng chấp nhận một số lượng người truy cập trong cùng một thời điểm. Để xác định được khả năng chịu tải của một gói hosting có tốt hay không, bạn nên tham khảo đánh giá của những người đã từng sử dụng qua.

Dịch vụ hỗ trợ của nhà cung cấp

Khi chọn dịch vụ hosting của bất cứ nhà cung cấp nào, bạn cần cân nhắc thật kỹ về dịch vụ hỗ trợ và đội ngũ chăm sóc khách hàng. Một đơn vị cung cấp dịch vụ hosting tốt nên có đội ngũ hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả.

Các thông số cần có trong hosting

  • Hệ điều hành (OS) của máy chủ hiện tại có hai loại thông dụng là hosting Linux và hosting Windows
  • Dung lượng: Bộ nhớ lưu trữ cho phép bạn tải các tệp tin lên host
  • Băng thông: Bandwidth (băng thông) là thông số chỉ dung lượng thông tin tối đa mà website được lưu chuyển qua lại mỗi tháng
  • PHP: Phiên bản php hỗ trợ
  • Max file: Số lượng file tối đa có thể upload lên host
  • RAM: Bộ nhớ đệm
  • Addon domain: Số lượng domain bạn có thể trỏ tới hosting
  • Subdomain: Số lượng tên miền phụ có thể tạo ra cho mỗi tên miền
  • Park domain: Số lượng tên miền có thể parking
  • Email accounts: Số lượng email đi kèm với hosting
  • FTP accounts: Số lượng FTP account bạn có thể tạo và dùng nó upload dữ liệu lên hosting

Các loại hosting phổ biến

Hầu hết các nhà cung cấp web hosting đều cung cấp các loại hosting khác nhau để đáp ứng cho từng nhu cầu khác nhau của các đối tượng khách hàng. Một số loại hosting thông dụng là:

  • Shared Hosting
  • Dedicated Server Hosting
  • VPS Hosting
  • Cloud Hosting
  • WordPress Hosting

1. Shared Hosting

Shared Hosting
Shared Hosting

Shared Hosting là hình thức lưu trữ web phổ biến nhất và nó cũng là loại hosting có giá thành rẻ nhất.

Với Shared Hosting, dữ liệu trang web của bạn sẽ được lưu trữ trong cũng một máy chủ, tài nguyên được sử dụng sẽ ít hơn.

Việc sử dụng Shared Hosting có thể xảy ra những vấn đề như sau:

  • Dễ gặp sự cố: nếu có quá nhiều lượt truy cập vào website thì trang web có thể sẽ gặp sự cố.
  • Không có khả năng tùy chỉnh môi trường lưu trữ
  • Website của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi các vấn đề của website khác
  • Shared có bảo mật không tốt

2. Dedicated Server Hosting

Dedicated Server Hosting là một máy chủ vật lý được thiết kế dành riêng cho người dùng, trong đó mọi dữ liệu tài nguyên được thiết kế dành riêng cho người sử dụng. Tuy nhiên giá thành dịch vụ cũng đắt và việc quản lý tương đối phức tạp, đòi hỏi kiến thức về quản trị server.

Sử dụng Dedicated Server Hosting giúp tăng tốc độ và dung lượng lưu trữ của trang web.

3. VPS Hosting

VPS Hosting
VPS Hosting

VPS (Virtual Private Server) hosting là loại web hosting dùng chung server với người dùng khác, tuy nhiên điểm khác biệt với shared hosting là nhà cung cấp sẽ phân chia phân vùng trên server cho riêng bạn.

Với VPS hosting, máy chủ là máy ảo chứ không phải là máy chủ vật lý. Nó mang đến cho người sử dụng những lợi ích của cả Shared Hosting và Dedicated Server Hosting.

Khi sử dụng VPS hosting, hiệu năng của website sẽ không bị ảnh hưởng bởi lưu lượng truy cập lớn từ website khác.

THAM KHẢO THÊM:

4. Cloud Hosting

Cloud Hosting là dịch vụ hosting được vận hành dựa trên nền tảng điện toán đám mây, dịch vụ này cho phép bạn đặt website lên vùng đám mây. Bằng việc sử dụng công nghệ ảo hóa từ VPS Hosting, Cloud Hosting cho phép gộp tài nguyên từ nhiều máy chủ vật lý.

Ưu điểm:

  • Gần như không có downtime
  • Server hỏng không ảnh hưởng tới site của bạn
  • Tài nguyên được phân phối tùy nhu cầu sử dụng
  • Thanh toán dựa vào mức độ sử dụng

Nhược điểm:

  • Người dùng khó có thể tự kiểm soát và quản lý giá.
  • Không có quyền root
  • Yêu cầu người sử dụng phải có kiến thức, kỹ năng quản trị máy chủ ảo.

5. WordPress Hosting

WordPress hosting là một dạng của Shared Hosting, được thiết kế riêng biệt cho chủ website WordPress, các server được thiết kế với cấu hình riêng, có các site chứa plugin được cài sẵn.

Ưu điểm:

  • Không đòi hỏi nhiều kiến thức về web server, thân thiện với người mới làm quen.
  • Hệ thống WordPress plugin và theme đã được tiến hành cài đặt sẵn.
  • Cung cấp hiệu năng tốt cho website WordPress
  • Chi phí thấp

Nhược điểm:

Chỉ chuyên dùng cho website WordPress

Nên sử dụng loại hosting nào?

Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà người dùng có thể lựa chọn các loại hosting khác nhau cho mình. Ví dụ như:

Shared Hosting: nên dùng cho blog cá nhân, trang web cho các tổ chức vừa và nhỏ. Loại Hosting này không phù hợp cho các doanh nghiệp sử dụng web để bán hàng và những tổ chức lớn có nhiều lượt truy cập mỗi ngày.

VPS Hosting: đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho hầu hết các tổ chức từ trung bình đến lớn, các cửa hàng trực tuyến.
Dedicated Server Hosting: bạn chỉ nên lựa chọn loại hosting này nếu bạn có kiến thức về quản trị web server.

Kết luận:

Phải có hosting thì dữ liệu trên website mới chia sẻ được trên mạng internet. Hosting dùng để lưu trữ nội dung website. Nếu không có hosting thì trang web đó chỉ có thể hoạt động trên máy tính của bạn. Với web hosting, bất cứ ai cũng có thể tìm kiếm và truy cập website của bạn, qua đó giúp quảng bá website một cách hiệu quả hơn.

TÌM HIỂU THÊM:

Rate this post

Bài viết liên quan: