DNS là gì? 3 cách DNS tên miền hiệu quả nhất 2022

Trong thế giới công nghệ hiện nay, DNS là khái niệm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chắc hẳn trong chúng ta, hầu hết đã nghe tới cụm từ này. Vậy DNS là gì? DNS có chức năng gì? Làm thế nào để DNS tên miền? Bài viết này sẽ là một công cụ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên.

DNS là gì?

DNS hay Domain Name System là một hệ thống phân giải tên miền. Để hiểu một cách đơn giản thì DNS là một hệ thống chuyển đổi các tên miền mà chúng ta đang sử dụng, ở dạng www.domain.com sang một địa chỉ IP tương ứng và ngược lại.

DNS giúp liên kết các thiết bị mạng với nhau nhằm mục đích định vị và gán một địa chỉ cụ thể cho các thông tin trên trang web.

Nguyên tắc làm việc của DNS

DNS là gì

Mỗi nhà cung cấp dịch vụ sẽ vận hành và duy trì một máy chủ DNS riêng cho mình. Nếu trình duyệt tìm kiếm địa chỉ của một trang web thì DNS server phân giải tên trang web này phải là DNS server của chính tổ chức quản lý trang web đó chứ không phải là của một tổ chức (nhà cung cấp dịch vụ) nào khác.

INTERNIC (Internet Network Information Center) sẽ có trách nhiệm theo dõi các tên miền và DNS server tương ứng.

DNS có khả năng truy vấn các DNS server khác để xác định được một cái tên đã được phân giải. DNS server của mỗi tên miền thường có hai công việc khác nhau. Việc thứ nhất, chịu trách nhiệm phân giải tên từ các máy bên trong miền về các địa chỉ Internet, cả bên trong lẫn bên ngoài miền nó quản lý. Còn việc thứ hai, chúng trả lời các DNS server bên ngoài đang cố gắng phân giải những cái tên bên trong miền nó quản lý. – DNS server còn có khả năng ghi nhớ lại những tên vừa phân giải để sử dụng cho những yêu cầu phân giải lần sau. Số lượng những tên được phân giải được ghi nhớ lại tùy thuộc vào quy mô của từng DNS.

Chức năng của DNS

Các tài nguyên trên mạng (bài viết, phần mềm, ứng dụng,…) đều được định danh bằng địa chỉ IP. Khi kết nối vào mạng internet thì mỗi máy tính cũng được gán cho 1 địa chỉ IP nhằm tránh nhầm lẫn. Để phân biệt địa chỉ IP một cách dễ dàng và giúp người dùng không phải nhớ các con số, DNS sẽ chuyển đổi IP thành các ký tự dễ hiểu hơn.

Mỗi DNS còn có chức năng ghi nhớ những tên miền mà nó đã phân giải và ưu tiên sử dụng cho những lần cập nhật sau.

Tại sao DNS dễ bị tấn công?

Tội phạm mạng có thể lợi dụng quá trình liên hệ của trình duyệt với máy chủ tên để tiến hành tấn công. Có hai loại máy chủ tên là máy chủ tên có thẩm quyền, nơi lưu trữ thông tin đầy đủ về một khu vực và máy chủ tên đệ quy, nơi trả lời các truy vấn DNS cho người dùng internet và lưu trữ kết quả phản hồi của DNS trong một thời gian. Khi máy chủ tên đệ quy nhận được một phản hồi, nó lưu trữ vào bộ nhớ tạm để tăng tốc độ các truy vấn tiếp theo. Hacker có thể lợi dụng tính năng này để tấn công với mục đích:

  • Đánh cắp Email
  • Can thiệp vào VoIP
  • Mạo danh
  • Lấy cắp các thông tin cá nhân.

Cách DNS tên miền

DNS tên miền hay trỏ tên miền là hành động đăng nhập vào phần quản lý domain để thực hiện cấu hình sao cho khi người dùng gõ tên domain này vào trình duyệt thì sẽ được tự động chuyển tới một địa chỉ hosting chứa trang web của bạn. Nó có tác dụng giúp liên kết tên miền và hosting.

1. Trỏ tên miền về Name Server của Hosting

Ưu điểm:

  • Nhanh, gon.
  • Dễ thao tác
  • Khả năng thành công cao

Nhược điểm

  • Việc tìm địa chỉ Name Server tương đối khó khăn với newbie
  • Phải truy cập được khu vực quản lý Nameservers để thay đổi

Các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm địa chỉ Name Server của Hosting: sau khi hosting được kích hoạt, bạn sẽ có email về tài khoản đăng nhập Hosting, kèm theo đó là địa chỉ của Nameserver của nhà cung cấp.

Bước 2: Truy cập vào khu vực quản lý DNS của nhà cung cấp tên miền để thay đổi Name Server.

Bước 3: Cập nhật tiến trình và kiểm tra: sau khi đã xác định được khu vực thay đổi Nameserver của nhà cung cấp tên miền, tiến hành nhập địa chỉ Nameserver của nhà cung cấp Hosting

THAM KHẢO NGAY:

2. Trỏ tên miền về địa chỉ IP của Hosting: dùng Name Server mặc định của nhà cung cấp tên miền

Ưu điểm:

  • Toàn quyền lựa chọn Name Server
  • Quản lý các record thuận tiện
  • Record cập nhật nhanh

Nhược điểm:

  • Phải tìm được chính xác IP của nhà cung cấp Hosting
  • Cần kiến thức cơ bản về các record

Các bước tiến hành

Bước 1: Xác định địa chỉ IP của Hosting

Bước 2: Thực hiện thay đổi Record

2 record cần thiết bắt buộc phải có để tên miền hoạt động được bình thường là record @ và record www. Cả 2 record này cần phải được trỏ về IP Hosting.

Bước 3: Xác nhận tiến trình: chờ đợi thời gian cập nhật.

3. Trỏ tên miền về địa chỉ IP của Hosting: dùng Name Server trung gian

Một số Name Server trung gian miễn phí phổ biến như CloudFlare, Impreva,..

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm băng thông cho máy chủ
  • Tăng tốc độ truy cập cho website vì sử dụng bộ nhớ đệm trên máy chủ
  • Tăng khả năng bảo mật cho website
  • Sử dụng SSL miễn phí, cải thiện thứ hạng SEO

Nhược điểm:

  • Nếu Server Name Server trung gian bị down dẫn theo website của bạn sẽ bị gián đoạn.
  • SSL của Name Server trung gian không hoạt động trên các hệ điều hành cũ

Các bước thực hiện

Bước 1: Add thêm Website vào Namer Server trung gian: Muốn thêm được site vào Namer Server trung gian như CloudFlare, Impreva… bạn cần đăng ký một tài khoản tại đấy.

Bước 2: Trỏ Nameserver về nhà cung cấp Name Server trung gian: tùy vào Name Server trung gian mà bạn sử dụng sẽ có địa chỉ khác nhau.

Bước 3: Xác nhận tiến trình: Đợi một lúc để tên miền cập nhật Name Server xong. Sau khi nhận được thông báo thì website sẽ được hoạt động.

Kết luận

Trên đây là những cách để trỏ tên miền về hosting. Mỗi cách đều có ưu và nhược điểm riêng, tùy vào từng mục đích mà bạn có thể chọn 1 trong 3 cách trên.

Hi vọng với những gì mình chia sẻ ở trên sẽ giúp trang web của bạn đi vào hoạt động tốt và hoàn thiện hơn về sau.

ĐỌC THÊM:

Rate this post

Bài viết liên quan: