Internal Link là gì và chiến lược xây dựng Internal Link mới nhất 2022

Bạn vẫn thường nghe đến cụm từ Internal Link trên các diễn đàn về SEO? Bạn đã biết Internal Link là gì chưa? Nó có ảnh hưởng thế nào tới sự phát triển của một website? Nếu bạn còn đang loay hoay về vấn đề này thì còn chần chừ gì nữa mà hãy dành thời gian để tham khảo nội dung bài viết sau đây.

Internal Link là gì? Tầm quan trọng của Internal Link với website

Internal Link (liên kết nội bộ) là một liên kết từ trang này sang trang khác trên cùng một domain hay website. Internal link thường được sử dụng trong việc điều hướng và chia sẻ giá trị liên kết giúp cải thiện khả năng xếp hạng của website.

Mục đích:

  • Hỗ trợ điều hướng website
  • Xác định kiến trúc và phân cấp của một website
  • Phân phối page authority và sức mạnh xếp hạng trên toàn website

Tầm quan trọng của Internal Link

internal link là gì

Nếu việc xác định và nghiên cứu bộ từ khóa sẽ giúp website của bạn có hướng phát triển đúng đắn thì việc xây dựng liên kết nội bộ sẽ giúp cải thiện chất lượng website, tăng trải nghiệm người dùng, ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng từ khóa trên trang công cụ tìm kiếm.

Khi bạn xây dựng link nội bộ, cấu trúc website sẽ được tối ưu, giúp liên kết chặt chẽ các nội dung trên website của bạn, tăng độ trust và rõ ràng về chủ đề của web đối với bọ tìm kiếm Google.

Khi các nội dung trên cùng 1 website có được sự liên kết một cách rõ ràng và logic thông qua các anchor text được chèn link phù hợp, các chỉ số DA và PA cũng sẽ tăng dần.

Xây dựng Internal Link như thế nào là hợp lý?

  • Xây dựng Internal Link tại những trang có chỉ số PA cao.
  • Dồn liên kết nội bộ từ những trang khác tới trang đích quan trọng.
  • Xây dựng liên kết nội bộ tại bài viết có nhiều thông tin quan trọng.
  • Đặt liên kết nội bộ tại trang chủ.
  • Đặt Internal Link tại footer.

Lưu ý trước khi xây dựng link nội bộ

Trước khi xây dựng Internal Link, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Phải hình dung được cấu trúc website như các trang trên website, các danh mục, bài viết,…
  • Xác định nội dung chủ đạo cho website: đây thường là các nội dung thu hút, có lượng traffic lớn.
  • Theo dõi link nội bộ qua công cụ Search Console: sử dụng công cụ này giúp xác định được kết quả khi xây dựng Internal Link.
  • Các chiến lược xây dựng Internal Link

Sau đây là một số chiến lược được sử dụng để bạn tối ưu Internal link, bạn có thể thực hiện một hoặc nhiều chiến lược này.

THAM KHẢO NGAY:

Liên kết từ những trang đầu

Bên cạnh việc xây dựng liên kết từ các trang có nội dung liên quan, bạn có thể tăng thêm giá trị và lượt truy cập cho bài viết bằng cách thêm vào link từ trang chủ.

Liên kết đến các Category

Nếu bạn đang xây dựng blog hoặc website bán hàng, việc liên kết ngược lại với những Category là rất tốt. Xây dựng liên kết trỏ về Category hoặc tag giúp Google hiểu được cấu trúc của trang web và giúp điều hướng người dùng sang những bài viết khác.

Liên kết đến những bài viết khác

Mỗi bài viết bạn nên đặt 1 hoặc 1 vài link về các trang khác có nội dung liên quan nhằm giữ chân người dùng ở lại website lâu hơn.

Liên kết từ trang có nhiều lượt truy cập
Bước 1: Tìm những trang có lượng truy cập nhiều nhưng tỉ lệ chuyển đổi thấp

Sử dụng Google Analytics lọc danh sách các URL có số phiên cao nhưng lại có chuyển đổi thấp (thường là những bài viết về chia sẻ kinh nghiệm,…)

Bước 2: Xác định những URL có chuyển đổi cao

Bước 3: Thêm link đến các trang ở bước 2 từ những trang ở bước 1, sử dụng những yêu cầu hành động, thu hút người dùng click.

Thêm liên kết từ những trang có Pagerank cao
Không phải bài viết nào trong cùng một website đều có pagerank giống nhau, sẽ có những bài viết pagerank thấp, ngược lại cũng có bài viết có pagerank cao. Để tăng thứ hạng cho những trang có pagerank thấp, bạn nên thêm internal link từ những trang có pagerank cao tới những trang này.

Chúng ta khó có thể xác định được pagerank của mỗi URL, vì thế có thể sử dụng chỉ số inlink rank có hoạt động tương tự để đánh giá. Chỉ số inlink rank đánh giá sự chất lượng của một trang dựa theo số lượng và chất lượng của backlink

Bước 1: Tìm các trang xếp hạng inlink cao bằng cách sử dụng các bộ lọc.

Bước 2: Tìm những trang hiện đang xếp hạng ở đầu trang 2 Google cho các từ khóa
Khi có danh sách URL, hãy thêm interlink từ bước 1 về những URL ở bước 2

Xây dựng link nội bộ ở dưới Footer

Mặc dù phần liên kết nội bộ ở dưới cùng website không được đánh giá cao bởi tỉ lệ chuyển hướng của nó sẽ ít hơn những liên kết nằm bên trên. Thế nhưng bạn cũng không nên bỏ qua vị trí này.

Lời kết

Việc hiểu rõ Internal Link chính là một thủ thuật quan trọng dẫn đến sự thành công trong chiến lược SEO của bạn. Internal Link sẽ cực kỳ hữu ích nếu bạn biết cách sử dụng nó đúng nội dung và đúng thời điểm. Với một chiến lược xây dựng Internal Link đúng đắn, bạn có thể nâng cao thứ hạng của website.

XEM THÊM:

Rate this post

Bài viết liên quan: