SEO Onpage là gì? Tại sao nên làm SEO Onpage?

SEO Onpage cho website là một phần quan trọng trong một quy trình SEO website lên top Google. Vậy bắt đầu từ đâu và phải làm như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm được lời giải cho câu hỏi đó.

Nếu bạn chưa biết SEO là gì, hãy tìm hiểu tại bài viết SEO là gì? Lợi ích của SEO nhé !

Khái niệm cơ bản về SEO Onpage

Trước hết chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm cơ bản về SEO Onpage.

SEO Onpage là gì?

Seo onpage là gì?
seo onpage là gì

SEO Onpage là tối ưu hóa cấu trúc và nội dung trang web và các trang web con nằm bên trong website sao cho website đó thân thiện với công cụ tìm kiếm.

Tại sao nên làm SEO Onpage?

SEO Onpage là một phần không thể thiếu của SEO, nó giúp bạn có thể đạt được thứ hạng cao hơn, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn và tăng lưu lượng truy cập tự nhiên.

Khác với SEO Offpage, SEO Onpage hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của bạn.

Khi nào bạn nên làm SEO Onpage?

Các yếu tố SEO Onpage cần thiết lập ban đầu và chỉ cần làm 1 lần bao gồm cấu trúc trang, HTTPS,..

Các yếu tố SEO Onpage cần kiểm tra và tối ưu một cách thường xuyên như là: content, tốc độ tải trang,…

SEO Onpage nên được thực hiện ngay cả khi bạn xếp hạng 1 vì kết quả tìm kiếm diễn ra liên tục.

Ai nên làm SEO Onpage?

Bất cứ ai ( chủ sở hữu trang web, blogger, chuyên gia SEO) cố gắng để trang web được xếp hạng tốt hơn trong công cụ tìm kiếm.

>> Tìm hiểu ngay Dịch vụ SEO tại HapoMedia !

Những công việc cơ bản trong SEO Onpage

SEO Onpage gồm các công việc cơ bản sau:

Thiết kế một website đầy đủ với các thẻ Title, Meta Description, Meta Keywords, thẻ Alt, các thẻ H1, H2, H3,… và code chuẩn W3C, HTML.

Tối ưu các thẻ meta

Meta Title: cần viết ngắn gọn nhưng phải thể hiện đúng giá trị nội dung của bài viết (khoảng 60-70 ký tự và phải có chứa từ khóa chính.

Meta Description: mô tả ngắn gọn và chi tiết nội dung tổng thể của bài viết, chuyên mục hay trang chủ ( tối đa 156 ký tự ).

Meta Keywords: cung cấp các từ khóa liên quan của trang web cho Google bot, phân bố các từ khóa chính và từ khóa phụ phù hợp.

Phân bố lại lượng keyword trên trang và bài viết: cân bằng hợp lý mật độ từ khóa phù hợp (khoảng 3-5% tùy độ cạnh tranh khác nhau). Không nên nhồi nhét quá nhiều từ khóa sẽ khiến người dùng cảm thấy khó chịu và website cũng sẽ bị Google trừng phạt.

Lên cấu trúc các thẻ H1-H6:

Thẻ H1: được dùng để mô tả nội dung chính mà trang đang muốn nói đến, bao quát toàn bộ bài trong thẻ H1.

Thẻ H2: bình thường một bài viết nên có từ 3-5 thẻ H2 là hợp lý. Thẻ H2 cũng như H1 cần được viết chính xác, ngắn gọn và bao quát được nội dung của đoạn.

Thẻ H3: thẻ này được sử dụng để mô tả chi tiết các ý nhỏ trong bài. Nên kết hợp sử dụng 3 thẻ H1, H2, H3 cho website để đạt được hiệu quả cao hơn.

Thẻ H4: được dùng để bổ sung mô tả cho thẻ H3.

Thẻ H5, H6: thường được sử dụng để làm rõ những nội dung không liên quan hoặc ít liên quan đến nội dung chính.

Tối ưu thẻ Alt: thẻ Alt có thể có dấu hoặc không dấu, nhưng nên sử dụng có dấu giúp Google tìm kiếm và xác định hình ảnh qua các thẻ này dễ dàng hơn.

Xây dựng URL chuẩn SEO: trong các URL cần tránh lặp nội dung.

Tối ưu CSS: việc này giúp trang web vận hành một cách trơn tru và tải nhanh hơn (tốc độ ảnh hưởng nhiều đến sự hứng thú của khách hàng đối với website khi tìm kiếm).

Xây dựng các internal link:

Internal link – liên kết nội bộ là một dạng link được tạo ra bằng cách đặt liên kết từ trang này đến trang khác của cùng một website.

Trong SEO, Internal Links thường được sử dụng với mục đích điều hướng người dùng và các bot của công cụ tìm kiếm trên site.

Tối ưu các Anchor text để trỏ về Landing page:

Anchor text là một đoạn văn bản mà người đọc có thể nhìn thấy được và khi click vào văn bản đó, người dùng được chuyển đến đường dẫn mới. Các anchor text có màu khác biệt với các text xung quanh và tuân theo nhận diện hay theme của website.

Về bản chất Anchor text liên kết các trang trong site có vai trò giống như các internal link khác và đóng vai trò quan trọng trong điều hướng người dùng.

Sử dụng Sitemaps cho website:

Sitemaps là một tập tin chuyên dụng mà các nhà quản trị web sử dụng để liệt kê tất cả các trang web nằm trong website cho các con bot của công cụ tìm kiếm, để các công cụ này nắm được sơ đồ nội dung trên trang web.

Sitemaps xác định địa chỉ doanh nghiệp cụ thể, nâng cao độ tin cậy và uy tín cho website. Đây là một trong những tiêu chỉ Google dựa vào để xếp hạng website.

Giám sát và phân tích

Việc theo dõi kết quả SEO của bạn trong một thời gian dài là điều tối quan trọng.

Theo dõi thứ hạng từ khóa: bạn có thể kiểm tra vị trí trung bình của mình trong Google Search Console hoặc công cụ theo dõi thứ hạng Ahrefs

Công cụ Ahrefs
Công cụ Ahrefs

Lợi thế của Ahrefs:

Bạn chỉ theo dõi từ khóa bạn quan tâm.

Cho phép xem bảng xếp hạng thực tế cho một vị trí cụ thể.

Cung cấp những thông số có giá trị khác như tiến bộ tổng thể, xếp hạng cao nhất,..

Thiết lập cảnh báo và khám phá bất kỳ sự sụt giảm đột ngột trong bảng xếp hạng.

Phân tích lưu lượng truy cập của bạn: bạn có thể so sánh lượng khách truy cập đã dành bao nhiêu thời gian sử dụng trên mỗi trang trước và sau khi tối ưu hóa.

Organic traffic: một trong những mục tiêu chính của SEO là tăng lượng truy cập hữu cơ, việc theo dõi lưu lượng truy cập đến từ các công cụ tìm kiếm là điều bạn nên làm để xem tiến trình chung của các hoạt động SEO của bạn.

Tỷ lệ thoát: tỷ lệ thoát có thể thay đổi từ trang này sang trang khác và nó không phải lúc nào cũng là tín hiệu xấu. Tỷ lệ thoát cao có thể có nghĩa là khách truy cập hài lòng với nội dung của bạn và không cần phải duyệt thêm nữa.

Số trang mỗi phiên: cho biết mức độ hiệu quả của nội dung trang web trong việc giữ khách truy cập trên trang web của bạn. Số liệu này càng cao càng tốt.

Kết luận

Trên đây là những điều cơ bản về SEO Onpage để có được thứ hạng tốt trên các kết quả tìm kiếm, nhưng điều quan trọng bạn phải nhớ:

Không nên đánh lừa công cụ tìm kiếm.

Hãy tập trung vào cung cấp những giá trị hữu ích cho người dùng.

Rate this post

Bài viết liên quan: