Sitemap là gì? 11 bước tối ưu Sitemap mới nhất 2022

Sitemap là gì? Làm gì để tạo sitemap và khai báo nó với Google? Đây chắc hẳn là những câu hỏi mà các newbie mới làm quen với SEO thắc mắc. Bài viết này sẽ giải đáp “tất tần tật” về Sitemap cũng như cách tối ưu Sitemap

Sitemap là gì?

Sitemap là gì?
Sitemap là gì?

Sitemap (hệ thống bản đồ của trang web) là một tập tin văn bản mà trong đó có chứa tất cả các URL của website, cụ thể là hệ thống các đường link dẫn đến trang chính, trang con được sắp xếp một cách rõ ràng, rành mạch.

Công cụ tìm kiếm sử dụng tệp Sitemap này để thu thập dữ liệu trang web của bạn một cách thông minh hơn. Nó giúp thu thập dữ liệu và lập chỉ mục các trang web của bạn theo cách tốt hơn.

Sử dụng ngay dịch vụ backlink báo giúp từ khóa lên Top hiệu quả

Một số loại Sitemap

Có rất nhiều cách để phân chia sitemap nhưng chủ yếu được chia thành 2 loại:

Về cấu trúc

Có 2 loại sitemap là XML (dành cho bot của các công cụ tìm kiếm và HTML (hiển thị cho người dùng truy cập trên website).

Bạn nên sử dụng cả 2 sitemap trên, 1 cho công cụ tìm kiếm và 1 cho người sử dụng. Điều này sẽ đảm bảo website của bạn được tối ưu hóa cho cả công cụ tìm kiếm và người dùng.

Về dạng

  • Sitemap Index: bao gồm các sitemap được đính kèm và được dùng để đặt trong file robots.txt.
  • Sitemap-category.xml: gồm cấu trúc của các danh mục trên website.
  • Sitemap-products.xml: dành cho các link chi tiết về các sản phẩm.
  • Sitemap-articles.xml: dành cho các link chi tiết của từng bài viết trên website.
  • Sitemap-tags.xml: dành cho các thẻ trên website.
  • Sitemap-video.xml: dành riêng cho video.
  • Sitemap-image.xml: dành cho các link về hình ảnh.
XML Sitemap là một trong những định dạng phổ biến nhất hiện nay
XML Sitemap là một trong những định dạng phổ biến nhất hiện nay

Vai trò của Sitemap

Đối với người dùng

Những website lớn với cơ sở dữ liệu, thông tin đồ sộ sẽ gây ra sự khó khăn trong khi tìm kiếm thông tin của người dùng. Để giải quyết vấn đề này, sitemap giúp người dùng nhanh chóng tìm kiếm được nội dung cần xem. Chỉ cần xem trong thư mục sitemap là họ đã có thể nắm bắt nội dung một cách dễ dàng.

Sitemap sẽ đem lại trải nghiệm tốt cho người dùng khi truy cập website, từ đó tăng thời gian truy cập, giúp thúc đẩy quá trình lên top của website nhanh hơn.

Sitemap trong quá trình SEO

Sitemap luôn là một trong những yếu tố quan trọng giúp những con bot trên công cụ tìm kiếm có thể index tất cả nội dung trên website của bạn.

Sitemap còn giúp những chỉ mục sau khi được index sẽ được sắp xếp một cách khoa học để mang đến hiệu quả tốt hơn.

Sitemap là một công cụ có vai trò quan trọng trong công việc và hoạt động của SEO. Sitemap giúp cho công cụ tìm kiếm trở nên nhanh hơn trong quá trình thu thập thông tin, dữ liệu quan trọng của website. Bên cạnh đó, sitemap còn giúp phân tích toàn bộ trang web và thông báo những điều bất thường cho quản trị viên.

>> Dịch vụ SEO tại HapoMedia uy tín, chất lượng, không lên TOP không lấy tiền !

11 bước tối ưu Sitemap tốt cho SEO?

Sitemap cung cấp một lợi thế trực tiếp cho SEO vì chúng giúp các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu website và lập chỉ mục các trang của bạn tốt hơn.

Sitemap đặc biệt có ích cho các website lớn hoặc những trang web có nhiều trang không được liên kết. Nó giúp hiển thị mối quan hệ giữa các trang và giúp công cụ tìm kiếm hiểu trang web của bạn tốt hơn.

Sử dụng công cụ và plugin để tự động tạo Sitemap

Bạn có thể sử dụng nhiều công cụ để tạo sitemap, ví dụ như các plugin trên các trình duyệt như Google Sitemap XML,…

Bên cạnh đó các trang web wordpress đã sử dụng Yoast SEO có thể kích hoạt Sitemap XML trực tiếp trong plugin.

Gửi sitemap của bạn tới Google

Bạn có thể gửi Sitemap cho Google từ Google Search Console.

Lợi ích của việc gửi Sitemap:

  • Việc xác định được cấu trúc website dễ dàng hơn.
  • Xác định các lỗi bạn có thể sửa để đảm bảo các trang của bạn được lập chỉ mục đúng.

Ưu tiên các trang chất lượng có trong Sitemap của bạn

Thay vì hướng bot đến hàng ngàn trang chất lượng thấp, hãy cố gắng hướng chúng đến các trang quan trọng nhất trên trang web của bạn. Ví dụ như những trang:

  • Được tối ưu hóa cao.
  • Bao gồm cả hình ảnh và video.
  • Chứa nhiều nội dung độc đáo.
  • Yêu cầu người dùng tham gia thông qua ý kiến comment và đánh giá.

Chỉ bao gồm các phiên bản Canonical của URL trong Sitemap

Khi website có nhiều trang giống nhau, bạn nên sử dụng thẻ link rel=”canonical” để giúp Google xác định được trang chính khi thu thập dữ liệu và lập chỉ mục. Qua đó giúp bot có thời gian để khám phá các trang chính hơn.

Chú ý sử dụng thẻ Meta robot hoặc Robots.txt khi có thể

Khi bạn không muốn một trang được lập chỉ mục, việc sử dụng meta robot, noindex,… thường được nghĩ tới. Điều này ngăn Google lập chỉ mục trang nhưng vẫn bảo toàn giá trị liên kết của bạn.
Robots.txt được sử dụng khi bạn nhận thấy Google đang thu thập lại và lập chỉ mục các trang tương đối không quan trọng.

Không bao gồm URL noindex trong sitemap của bạn

Bạn có thể chặn một trang xuất hiện trong kết quả Google tìm kiếm bằng cách sử dụng một thẻ meta noindex. Vào lần tiếp theo khi thu thập dữ liệu trên trang đó, Google bot sẽ xóa hoàn toàn trang đó khỏi kết quả Google.

Tạo Sitemap XML động cho các trang web lớn

Bạn có thể thiết lập logic quy tắc để xác định khi nào một trang sẽ được đưa vào Sitemap XML của bạn hoặc thay đổi từ no index sang index.

Chỉ cập nhật thời gian sửa đổi khi bạn thực hiện thay đổi đáng kể

Không nên lập chỉ mục lại bằng cách cập nhật thời gian sửa đổi mà không tạp bất kỳ trang mới đáng kể nào cho trang của bạn. Google có thể tự động xóa ngày của bạn nếu chúng được cập nhật liên tục mà không cung cấp giá trị mới.

Cài đặt ưu tiên cho các URL

Một số Sitemap có một cột ưu tiên hàng đầu để nói với các công cụ tìm kiếm những trang nào là quan trọng nhất.

Giữ kích thước tệp càng nhỏ càng tốt

Kích thước sitemap của bạn càng nhỏ, bạn sẽ giúp các bot tìm kiếm khi thu thập và đánh chỉ mục một cách dễ dàng hơn.

Một tập tin sitemap thì không thể chứa nhiều hơn 50000 URL và dung lượng cũng không được lớn hơn 50MB sau khi giải nén.

Tạo nhiều Sitemap nếu trang web có hơn 50000 URL

Bạn nên chia thành nhiều sitemap nhỏ hơn nếu sitemap của bạn quá lớn. Bởi nó sẽ giúp đảm bảo cho máy chủ web của bạn không rơi vào tình trạng quá tải khi trong quá trình xử lý.

Kết luận:

Sitemap luôn là một trong những yếu tố quan trọng, công cụ hỗ trợ cực kỳ đắc lực cho hoạt động SEO của bạn, bởi nó giúp bot Google có thể tìm kiếm và truy xuất những bài viết trên trang web rất nhanh.Tuy nhiên, có một số yêu cầu về Sitemap mà bạn nên tuân theo để thực hiện đúng cách.Những điều này sẽ giúp bạn tạo Sitemap đúng cách và đảm bảo rằng chúng thực hiện tốt chức năng của mình.

Rate this post

Bài viết liên quan: