Schema là gì? Hướng dẫn tạo Schema mới nhất 2022

Schema là gì? Đây có phải sẽ là xu hướng tương lai của dịch vụ SEO Onpage? Tầm quan trọng của Schema đối với website càng ngày được đánh giá cao. Với newbie, đây hoàn toàn là một khái niệm xa lạ. Bài viết sau sẽ cùng các bạn giải đáp những thắc mắc về Schema.

Schema là gì?

Schema là gì?
Schema là gì?

Schema hay Schema Markup là một đoạn code html hoặc code khai báo javascript dùng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc. Schema được tạo ra với sự hợp tác của 4 công cụ tìm kiếm là Google, Bing, YandexYahoo.

Schema được thêm vào website để giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận biết, phân loại và trả về kết quả nhanh chóng, chính xác hơn. Nếu không có Schema thì một trang web sẽ chỉ bao gồm các thông tin không có ngữ cảnh.

Schema có tác dụng gì?

Giúp công cụ tìm kiếm hiểu về website của bạn

Việc Schema là sự kết hợp của 4 công cụ tìm kiếm lớn nhất nên khi sử dụng công cụ này là bạn đã giúp những công cụ tìm kiếm này hiểu được tốt hơn về nội dung của từng trang web trong website. Khi đó trang web của bạn sẽ được đánh giá cao hơn, giúp website cải thiện thứ hạng.

Giúp trang web nổi bật hơn trên trang kết quả tìm kiếm

Khi sử dụng Schema, nội dung của trang web sẽ được Google ưu tiên hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. Lúc này, website của bạn sẽ trở nên nổi bật hơn so với những website có cùng chủ đề khác.

Tăng lượng truy cập của người dùng

Kết hợp những yếu tố về thứ hạng và sự thu hút người dùng thì website sẽ được người dùng ghé thăm nhiều hơn, tăng tỉ lệ click chuột. Khi đó cùng với sự thu hút số lượng lớn người truy cập, trang web cũng sẽ được công cụ tìm kiếm đánh giá cao.

Lợi ích to lớn của Schema giúp những người làm SEO rất đắc lực trong quá trình đưa website lên top của công cụ tìm kiếm.

Xem thêm:

Một số loại Schema phổ biến

Việc xác định được loại Schema nào nên sử dụng trên website của mình là không hề dễ dàng bởi vì có rất nhiều loại Schema cùng với nhiều mục đích cụ thể. Sau đây sẽ là một số loại Schema phổ biến:

  • Tổ chức (organization): hiển thị các thông tin liên quan đến tổ chức đang sở hữu website như tên, địa chỉ,….
  • Sự kiện (event): hiển thị các thông tin sự kiện như tên sự kiện, thời gian, địa điểm tổ chức,…
  • Sản phẩm (product): hiển thị các thông tin đánh giá, xếp hạng cho một sản phẩm bất kỳ.
  • Công thức (recipes): hiển thị các thông tin quan trọng của một bài viết về ẩm thực như công thức nấu ăn, thời gian hoàn thành, đánh giá,…
  • Breadcrumbs: làm nổi bật đường link dẫn tới trang web. Nó giúp người dùng xác định địa chỉ chính xác trong trang web và giảm rủi ro thoát trang.

Hướng dẫn tạo Schema cho trang web

Schema có thể thêm vào website bằng hai cách chính. Đối với những người nắm rõ về code thì có thể tự tạo schema và tự tùy chỉnh riêng, chèn vào tag <head>. Bên cạnh đó có thể sử dụng các plugin.

Thêm Schema Markup theo cách thủ công

Cách này mất nhiều thời gian và đòi hỏi bạn phải thành thạo trong việc sử dụng các đoạn code.

Sử dụng các plugin

Thêm Schema markup qua theme

Một cách để thêm Schema vào trang WordPress của bạn là cài đặt một chủ đề đã bao gồm Schema markup. Tại đây bạn có thể chọn chủ đề yêu thích của mình.

 Sử dụng các plugin
Sử dụng các plugin

Thêm Schema Markup thông qua Plugin WordPress chuyên dụng

Hầu hết các trang web đã được cài đặt một chủ đề, vì vậy bạn không muốn thay đổi nó chỉ vì có thể nhận được Schema Markup. Bạn có thể sử dụng các plugin chuyên dụng để đánh dấu Schema vào trang WordPress của mình.

Plugin Schema

Đây là plugin được dùng phổ biến, nó có thể hỗ trợ cho cả những Schema cũ.

Các bước cài đặt Schema plugin:

  • Bước 1: Tạo giao diện trang chủ WordPress, chọn Plugins ->. Sau đó gõ từ khóa Schema vào ô tìm kiếm.
  • Bước 2: Sau khi tìm được Schema Plugin, click vào Install now để cài đặt
  • Bước 3: Sau khi đã kích hoạt plugin thành công, di chuyển đến mục Schema ->Setting để bắt đầu cấu hình.
  • Bước 4: Điền các thông tin theo các trường General, Content, Knowledge Graph, Search Results.
Hướng dẫn tạo Schema cho trang web
Hướng dẫn tạo Schema cho trang web
  • Bước 5: Chuyển đến mục Schema đến Types để xác định loại Schema nào sẽ được thêm vào.

Schema Pro Plugin

Đây là một plugin với nhiều tính năng nâng cao như:

  • Hỗ trợ cho một loạt các loại dữ liệu khác nhau.
  • Tự động hóa hoàn toàn để dữ liệu schema được thêm vào các bài đăng mới và các bài đăng hiện có.
  • Hỗ trợ cho các loại bài tùy chỉnh khác nhau, phân loại và lưu trữ.
  • Hỗ trợ trường tùy chỉnh.
  • Khả năng mở rộng và thêm các đánh dấu.

Schema và Schema Pro không phải là các plugin duy nhất sẽ thêm schema vào cho bạn. Ngoài ra còn có một số plugin khác cũng được sử dụng như:

  • WP SEO Structured Data Schema
  • All In One Schema Rich Snippets
  • Schema and Structured Data for WP & AMP
  • WPSSO Schema JSON-LD Markup
  • WP SEO Structured Data Schema

Hướng dẫn kiểm tra Schema Markup

Bạn có thể sử dụng công cụ kiểm thử cấu trúc dữ liệu của Google để xem bạn đã có schema nào trên site của bạn rồi. Trong một số trường hợp WordPress theme đã có sẵn schema markup của nó.

Công cụ kiểm tra của Google sẽ chỉ ra các khía cạnh của việc đánh dấu Schema có trong trang web của bạn và cái nào còn thiếu. Bạn có thể điều chỉnh cài đặt backlink của mình hoặc thêm đánh dấu bằng cách thủ công.

Một vài lưu ý khi sử dụng Schema

Việc nắm được khái niệm cũng như cách tạo schema cho web không phải là vấn đề phức tạp. Tuy nhiên đối với những website lớn gồm nhiều nội dung thì việc làm schema cho tất cả các trang cũng tiêu tốn khá nhiều thời gian.
Khi đó để giải quyết thì bạn cần kết hợp với người lập trình web. Để quá trình này diễn ra nhanh chóng thì phương pháp đánh dấu dữ liệu phải được thực hiện một cách thuận tiện và tự động. Bạn có thể sử dụng một số dịch vụ nhưng sẽ tiêu tốn một ít chi phí, nhưng hiệu quả mà nó đem lại sẽ tốt hơn rất nhiều

Kết luận

Việc áp dụng Schema vào SEO Onpage cũng không đơn giản. SEO càng ngày càng khó hơn vì Google không ngừng thêm vào những tiêu chuẩn mới, yếu tố mới. Việc nắm vững được Schema sẽ giúp bạn có định hướng SEO Onpage tốt hơn, biết cách áp dụng Schema cho website của mình hiệu quả hơn.

Rate this post

Bài viết liên quan: